Nguyên nhân thằn vào nhà và cách xử lý
- Bùi Quang Tuấn
- Tin tức
- 14/12/2022
Nhiều người thường không thích loài thằn lằn bởi mùi hôi của phân, nước tiểu cũng như vẻ ngoài thô kệch của chúng. Vậy tại sao thằn lằn vào nhà và cách đuổi thằn lằn ra khỏi nhà là gì? Hãy cùng nội thất ALAN tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao thằn lằn vào nhà
Thạch sùng có tên khoa học Hemidactylus frenatus Schlegel, thuộc họ tắc kè (Gekkonidae). Và họ tắc kè là một họ trong nhóm thằn lằn - một nhóm động vật bò sát. Nhiều nơi gọi thạch sùng là thằn lằn bởi thằn lằn là từ thông dụng và dễ nhớ hơn.
Thằn lằn thường sống trên tường nhà và săn mồi vào ban đêm. Chúng hay hoạt động ở những khu vực có ánh đèn (do đó là những nơi thu hút côn trùng). Chúng ta đã rất quen thuộc với hình ảnh thằn lằn thè lưỡi ra khỏi miệng để bắt các loài sâu bọ, côn trùng, ruồi muỗi làm thức ăn. Có thể thấy, không gian sống của con người vô tình rất phù hợp với điều kiện sống của thằn lằn. Chính vì thế, thằn lằn vào nhà là điều đương nhiên.
8 cách đuổi thằn lằn ra khỏi nhà
Ngoài vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên để hạn chế côn trùng vào nhà (nguồn thức ăn chính của thằn lằn), chúng ta có thể tìm hiểu những thứ làm thằn lằn sợ. Sau đó có thể áp dụng những thứ đó để xua đuổi chúng đi.
1. Sử dụng hành tây
Hành tây là nguyên liệu cực kỳ thông dụng trong nhà bếp. Không những có thể tăng hương vị cho các món ăn, hành tây còn có tác dụng đuổi thằn lằn ra khỏi nhà. Khứu giác và hệ thần kinh của chúng bỉ ảnh hưởng khi tiếp xúc với mùi của hành tây.
Chính vì hành tây là một nguyên liệu thực phẩm, chúng ta có thể dùng hành tây theo nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể treo hành tây tại những nơi thằn lằn thường hay lui tới. Chúng sẽ không dám lui tới vào những chỗ đó nữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể băm nhuyễn hành tây và pha với nước, sau đó cho vào bình xịt và xịt quanh nhà để đuổi thằn lằn.
2. Xịt hơi cay quanh nhà
Hơi cay gây kích ứng với rất nhiều loài vật khác nhau, trong đó có cả con người và thằn lần. Tuy nhiên, kích thước của chúng ta lớn hơn rất nhiều so với thằn lằn. Vì vậy, nếu sử dụng hơi cay ở một lưu lượng vừa đủ, chúng ta có thể đuổi thằn lằn ra khỏi nhà.
Bạn có thể tự chế xịt hơi cay bằng cách trộn một ít hạt tiêu và nước trong một bình xịt, sau đó xịt dung dịch quanh nhà bạn ở những vị trí như dưới gầm tủ lạnh, phía sau ghế dài hoặc trên tường. Về cơ bản, bất cứ nơi nào bạn thấy ấm áp hoặc bất cứ nơi nào bạn nhìn thấy thằn lằn thì hãy xịt vào đó. Ngoài cách xua đuổi thằn lằn ra khỏi nhà bằng hạt tiêu, bạn cũng có thể thay thế bằng ớt cay hoặc bột ớt. Hay nước sốt Tabasco có thể được dùng thay cho bình xịt hơi cay tự làm tại nhà đấy.
3. Đặt vỏ trứng trước nhà
Bằng cách đặt một số vỏ trứng trước nhà là bạn đã có thể xua đuổi thằn lằn ra khỏi nhà. Mẹo đuổi thằn lằn ra khỏi nhà này nghe tên có vẻ khá đơn giản nhưng cực kỳ hữu hiệu và đặc biệt là nó không hề tốn kém. Bạn có thể thực hiện cách đuổi con thằn lằn ra khỏi nhà bằng việc dùng hai nửa vỏ quả trứng đặt xung quanh nhà của bạn, ở các vị trí cụ thể như là ở lối ra vào ngoài trời hay có thể để trong bếp. Lưu ý là bạn không nên đập nát vỏ trứng ra, mà nên để chúng nguyên vẹn nhất có thể, và cũng đừng nên để quá nhiều, để ở mỗi lối ra vào khoảng 2 nửa là đủ. Chúng sẽ ngay lập tức chạy khỏi nhà bạn khi đi qua những vỏ trứng đó. Vỏ quả trứng phải luôn tươi mới, tốt nhất là nên thay chúng từ 2 đến 3 tuần 1 lần sẽ mang hiệu quả lâu dài.
4. Đặt băng phiến ở các góc trong nhà
Băng phiến (long não) là một chất rắng kết tinh. Chúng được sử dụng chủ yếu với mục đích khử mùi hôi, xua đuổi côn trùng như ruồi, muỗi, gián và chuột. Không chỉ xua đuổi ruồi muỗi (2 loại thức ăn yêu thích của thằn lằn), băng phiến còn có thể đuổi thằn lằn ra khỏi nhà. Bạn nên để vài viên băng phiến ở dưới bếp, tủ lạnh, bồn rửa bếp hay các góc trong nhà để băng phiến đem hiệu quả cao nhé.
5. Đặt bẫy dính nơi thằn lằn hay lui tới
Đặt bẫy dính thằn lằn là một cách thông dụng nhất trong những cách đuổi thằn lằn ra khỏi nhà. Bạn có thể đặt chúng ở gần cửa sổ hoặc các lối vào khác. Hoặc để ở những nơi có nguồn sáng tốt, bởi vì những nơi đó sẽ tập trung các loại côn trùng mà thằn lằn ăn nên nó có xu hướng tìm đến những như thế để săn mồi, cụ thể là vỏ bóng đèn. Khi thằn lằn đã dính vào bẫy thì bạn có thể nhẹ nhàng dầu dầu ăn hay các chất có thể làm trơn để gỡ chúng ra. Tuy nhiên việc gỡ chúng ra khỏi băng dính có thể làm chúng bị thương, chính vì thế mà cách đuổi thằn lằn khỏi nhà này thường không được khuyến khích thực hiện vì nó khá vô nhân đạo.
6. Dùng bã cà phê và thuốc lá
Với cách dùng bã cà phê và thuốc lá bạn có thể là cách giết thằn lằn. Bạn có thể tự tay mình điều chế thuốc một cách an toàn theo các bước làm sau:
- Chuẩn bị bã cà phê ẩm và một ít bột thuốc lá.
- Dùng tay nặn nó cẩn thận thành một quả bóng nhỏ rồi dán vào đầu que tăm.
- Sau đó bạn đặt nó ở gần nơi thằn lằn làm tổ hoặc nơi nó thường hay lui tới, như lối vào ngoài trời hay những nơi có nguồn sáng tốt.
- Thằn lằn khi ăn phải hỗn hợp này sẽ chết.
Cần lưu ý rằng nếu nhà bạn có em nhỏ thì cần tránh tầm với của các bé và dọn dẹp sạch sẽ sau khi thành công cách đuổi thằn lằn trong nhà này.
7. Loại bỏ các nguồn thức ăn của thằn lằn
Làm sao đuổi thằn lằn ra khỏi nhà khi nguồn thức ăn của chúng vẫn dồi dào ở trong nhà. Nguồn thức ăn của thằn lằn là các loại côn trùng, và bạn cũng có thể tận dụng điều này để xua đuổi thằn lằn ra khỏi nhà. Hãy tiêu diệt nguồn thức ăn của chúng, tuyệt đối làm cho côn trùng không còn sinh sôi và phát triển trong nhà. Khi chúng nhận thấy trong nhà bạn không có nguồn thức ăn chúng cần, chúng sẽ tự bỏ đi. Điều bạn có thể làm là:
- Kiểm tra nguồn nước, lu vại, vũng nước đọng quanh nhà,… nơi côn trùng có thể sinh sản.
- Dọn sạch sẽ nhà cửa và môi trường sống xung quanh như sân, vườn, ao.
- Dùng các dung dịch chuyên dụng để tiêu diệt côn trùng hiệu quả.
8. Nuôi mèo để bắt thằn lằn
Mèo rất thích trêu đùa, bắt những loài bò sát như thằn lằn hay thạch sùng. Chính vì thế bạn có thể tận dụng việc nuôi mèo để làm cách bắt thằn lằn trong nhà. Theo một nghiên cứu ở năm 2014 chỉ ra, việc gia đình nào có nuôi mèo thì số lượng thằn lằn và các loài bò sát khác đều giảm đi một nửa. Hơn hết, nuôi mèo trong nhà còn giúp nhà bạn giảm số lượng chuột đáng kể.